Dựng phim, kỹ xảo điện ảnh-truyền hình với Adobe Premiere (p9)-ghép hình


LỒNG – GHÉP HÌNH

KHÁI NIỆM TRONG SUỐT.

Đây là phần kỹ xảo giúp chúng ta thấy cùng lúc nhiều hình ảnh, thông qua độ trong suốt của hình ảnh trên để thấy được hình ảnh dưới (ghép hình).

Việc dựng video thường ghép nhiều hình  ảnh lại với nhau vì vậy cần có những vùng trong suốt trong hình ảnh. Nhưng vì theo mặc định các frame video hoàn toàn không trong suốt do đó phải tạo ra các vùng trong suốt và các thông tin về vùng trong suốt này được lưu trữ trong kênh alpha của clip.

CÁC THAO TÁC CƠ BẢN.

Sử dụng các key.

  • Sắp xếp hình ảnh song song trên cửa sổ Timeline.

  • Vào menu Window > Effect.
  • Trong Effect chọn mục Video Effects sau đó chọn mục Keying.
  • Kéo hiệu ứng cần sử dụng xuống cửa sổ Timeline với clip video nằm ở track Video trên.

Hiệu chỉnh kỹ xảo.

Chọn Window > Effect Controls.

Click vào tam giác trước tên của key để mở rộng nó.

Điều chỉnh các mục cần thiết của key.

Sử dụng các Key.

¨  Chroma Key : làm trong suốt một dải màu trong clip.

–  Chọn Chroma key, kéo thả vào clip cần làm trong suốt.

–  Vào menu Window, chọn Effect Controls để mở cửa sổ Effect Controls.

Chọn màu cần làm trong suốt bằng cách click vào ô Color để chọn màu, hoặc chọn công cụ  nằm cạnh ô màu sau đó đưa con trỏ vào vùng màu cần tạo trong suốt ở cửa sổ Monitor, click chuột.

– Điều chỉnh các thông số cần thiết:

° Similarity : tăng/giảm dải màu được chọn làm trong suốt. Giá trị lớn làm tăng vùng màu.

° Threshold : điều khiển mức độ bóng đổ trong dải màu đã tạo trong suốt. Giá trị càng lớn càng giữ nhiều bóng đổ.

°  Cutoff : làm sáng hoặc tối các bóng. Kéo sang phải để làm tối, nhưng đừng kéo vực quá con trượt của Threshold; điều này làm đảo các pixel xám và các pixel trong suốt.

° Smoothing: chỉ định mức độ răng cưa của đường viền giữa vùng trong suốt và vùng không trong suốt.

° Mask Only: Chỉ hiển thị kênh alpha của clip.

¨ RGB Difference Key : dạng đơn giản của Chroma Key. Có thể chọn một dải màu nhưng không thể trộn với hình ảnh bên dưới. Sử dụng RGB Difference Key cho các khung hình có ánh sáng chói và không có bóng đổ hoặc cho các khung hình cắt thô không cần tinh chỉnh

°  Similarity : tăng / giảm dải màu được chọn làm trong suốt. Giá trị lớn làm tăng vùng màu.

°  Smoothing: chỉ định mức độ răng cưa của đường viền giữa vùng trong suốt và vùng không trong suốt.

° Mask Only: Chỉ hiển thị kênh alpha của clip.

° Drop Shadow: tăng 50% mức xám  bằng cách dời 50% bóng mờ vùng mờ đục của ảnh gốc. Tuỳ chọn này làm việc tốt nhất với các hình ảnh đơn giản như Title chẳng hạn.

¨ Blue Screen Key : tạo trong suốt từ vùng màu xanh lơ (Blue).

° Threshold : kéo qua trái đến khi vùng màu lơ hoặc màu lục trở thành trong suốt.

° Cut off : kéo qua phải cho đến khi vùng đục đạt tới mức độ cần thiết.

¨ Non – Red Key : tương tự như Blue Screen & Green Screen Key nhưng có thể trộn với hình dưới nhờ loại bỏ đường viền của các đối tượng mờ đục.

° Threshold : điều khiển mức độ bóng đổ trong dải màu đã tạo trong suốt. Giá trị càng lớn càng giữ nhiều bóng đổ.

° Cutoff : làm sáng hoặc tối các bóng. Kéo sang phải để làm tối, nhưng đừng kéo vực quá con trượt của Threshold; điều này làm đảo các pixel xám và các pixel trong suốt.

° Defringing:Xoá bỏ các đường viền xanh lơ hoặc xanh lục của các đối tượng trong clip.

° Smoothing: chỉ định mức độ răng cưa của đường viền giữa vùng trong suốt và vùng không trong suốt.

° Mask Only: Chỉ hiển thị kênh alpha của clip.

¨ Luma Key : làm cho phần tối của ảnh trở thành trong còn phần sáng của ảnh trở thành đục.

° Threshold: điều chỉnh  giá trị vùng tối trở thành trong suốt, giá trị cao làm tăng vùng trong suốt.

° Cut off : chỉnh vùng đục, kéo qua phải để tăng độ trong.

Lưu ý: cũng có thể sử dụng Luma key để làm trong suốt vùng sáng bằng cách đặt trị số Threshold nhỏ còn trị số của Cutoff lớn.

¨ Multiply & Screen Key :

–       Multiply và Screen key dựa vào hình ảnh bên dưới để xác định phần nào của hình ảnh sẽ trở thành trong suốt.

–       Multiply : tạo vùng trong suốt tương ứng với vùng sáng của ảnh dưới.

–       Screen : tạo vùng trong tương ứng với vùng tối của ảnh dưới.

°      Opacity: kéo sang phải cho đến khi độ mờ đục  đạt đến mức độ cần thiết. Giá trị lớn càng ít trong suốt.

°      Cutoff : kéo qua phải để cho đến khi độ mờ đục đạt đến mức độ cần thiết. Giá trị lớn càng ít trong suốt.

¨ Image Matte Key : dùng ảnh tĩnh làm mặt nạ để tạo vùng trong suốt.

(Matte là một file ảnh tĩnh cụ thể để xác định nơi áp dụng hiệu ứng cho clip)

–       Chọn Image Matte trong Keying.

°      Setup :Click vào chọn ảnh tĩnh.

°      Composite Using: Chọn Matte Alpha để sửdụng cho ảnh có kênh alpha. Chọn Matte Luma cho ảnh đen trắng.

°      Reverse: đảo ngược hình ảnh giữa hai Clip.

¨ Track Matte key : dùng làm mặt nạ để tạo vùng trong suốt.

14 thoughts on “Dựng phim, kỹ xảo điện ảnh-truyền hình với Adobe Premiere (p9)-ghép hình

  1. cảm ơn bạn rất nhiều vì bài viết rất hữu ích, rất cần cho những người mới bắt đầu học, mình đang có ý định chuyển từ Al sang PR, mình đã cài bản Pro CS4, đang vọc và muốn hỏi bạn điều này, bạn có thể bớt chút thời gian giúp mình được không?
    Mình muốn cắt lấy một phần video sau đó vê tròn 4 góc video rồi làm mờ dần viền video đó (mình làm trong Al thì rất dễ) vì mới vọc Pr nên mới chỉ biết cách cắt lấy 1 phần video và làm mờ dần viền video đó để lồng và cảnh khác nhưng mình gặp rắc rối là: nếu không cắt video làm mờ viền, trong suốt lồng vào cảnh khác thì được rồi nhưng khi cắt lấy 1/2 video (theo chiều rộng khung hình video) rồi làm mờ viền thì chỉ làm mờ được phần trên và dưới, còn phần cắt từ 2 bên vào thì vẫn hiện rõ khung hình video.
    Cảm ơn bạn!

    1. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã bớt thời gian quan tâm và sự nhiệt tình hướng dẫn của bạn. Đây là hình ảnh mình gửi bạn xem, bạn chỉ dẫn giúp mình với, mình mới khám phá PR và đã rất thích phần mềm này.
      [img]http://www.mediafire.com/download.php?2m8ib1sa8ja4zj8[/img]
      Mình làm bằng AL, nhưng PR mình chưa làm được như thế (video cắt theo chiều đứng như hình trong ảnh)

      1. Bạn ơi mình xem bài viết hướng dẫn ở đâu, mình không biết cách upload hình ảnh lên nên gửi file ảnh (mình đã làm trong AvidLiquid theo lời chỉ dẫn của bạn) vì rất thích phần mềm Premieze nên từ hôm đó đến giờ mình vẫn tìm mọi cách để làm nhưng không được, mong bạn chỉ dẫn giúp. Cảm ơn sự nhiệt tình của bạn.

  2. cảm ơn nhiều vì đã giúp đỡ , mong bạn có nhiều bày hay để giúp đỡ mọi ng

  3. Mình làm bên truyền hình, nhưng cũng mới tiếp cận với chuẩn HD AVC-Intra. Bạn có thể hướng dẫn cho mình cách xuất file sau khi đã dựng hoàn thành ra định dạng H264 sao cho vừa nhẹ nhưng đảm bảo được độ nét để phát sóng. Nếu để mặc định thông số H264 – Preset: HD 1080i (1.333) thì file lớn quá chuyển về đài bằng 3G thì chết tiền. Mình làm ở đài tỉnh, hiện đang dùng Pr CS6. Mong được trợ giúp.

  4. Cảm ơn chủ blog, nhờ bạn mà mình mới biết xài Image matte key để làm video. Cơ mà với cái Chroma Key mình vẫn chưa hiểu lắm, để làm trong suốt 1 dải màu thì mình hay xài Color key, vậy Chroma Key với color key có khác biệt ở chỗ nào hở bạn?
    Còn một cái nữa là Image matte key, mình làm theo hướng dẫn của bạn, tạo title và căn kích cỡ, vị trí của mask rất chuẩn trên khung hình rồi, nhưng đến khi kéo hiệu ứng IMK vào xong cái mask nó bị lệch đi tận đâu ấy, toàn phải chỉnh lại bằng tay cho khớp lại với video nền, thông thường là mask bị rất to, phải scale lại cho nhỏ xíu mới vừa, chả hiểu tại sao.

    1. Cảm ơn bạn quan tâm đến blog của tôi!
      Chroma key là hiệu ứng thuộc dạng kinh điển trong việc làm trong suốt 1 dải màu. Nó được sử dụng như Color key nhưng có nhiều tham số hơn để hiệu chỉnh. Tuy nhiên, nếu bạn dùng từ phiên bản Premiere Pro từ CS5 trở về sau bạn sẽ có một hiệu ứng rất mạnh để làm việc này là Ultra Key. Với phiên bản CC Adobe đã loại hiệu ứng Chroma key ra khỏi Premiere rồi. vì vậy bạn không cần bận tâm tới nó nữa.
      Về việc bị lỗi khi tạo mask, mình chưa gặp nên không biết phải trả lời bạn thế nào. sorry! Bạn thử sử dụng Track Matte key xem có bị như vậy không nhé.
      Chúc bạn thành công!

      1. Ah sorry bạn, mình dùng Track matte key chứ k phải Image matte key :v Mình dùng AP Pro CC thôi, vẫn thấy có Chroma key mà vô vọc thử thấy ko hiểu lắm nên mới thắc mắc.
        Mình giờ đang nghịch thử cả AP và Sony Vegas, nhìn chung thích AP hơn nhưng có một số tính năng bên SV mình mò mãi bên AP mà ko thấy có nên vẫn phải dùng cả hai. Mình tìm hiểu qua thì biết AP chuyên về biên tập, AE chuyên về effect, nhưng ví dụ những hiệu ứng đơn giản như làm tuyết rơi, tim bay, … thì có làm trên AP được không hở bạn, hay bắt buộc phải sang AE?

      2. AP Pro CC 2015 không có Chroma key. Đúng như bạn nói: AP chuyên về biên tập, AE chuyên về effect nhưng giữa AP và AE có mối liên hệ qua lại. Bạn vào File>Adobe Dynamic Link sẽ thấy mối liên hệ này. Bạn đang làm trên AP có thể chuyển ngay qua AE và ngược lại. Phần mềm sẽ tự động cập nhật qua lại với nhau mà không cần phải xuất file. Hiện nay AP đã cập nhật rất nhiều tính năng mới về kỹ xảo rất mạnh nhưng vẫn chưa thể thay thế được cho AE.

        Một trong những lợi thế khi sử dụng AP là bạn có thể liên kết qua lại với các phần mềm trong bộ Adobe như: AI, Photosho, AP, AE, Audition mà không mất thời gian xuất file.

        Các phần mềm khác thường không có lợi thế này mặc dù có thể phần mềm đó có nhiều chức năng mạnh hơn AP như: Sony Vegas, Edius, Avid Liquid…

Leave a reply to nguyễn anh tuấn Cancel reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.